Phân biệt các loại hộp nhựa đựng thực phẩm và cách sử dụng an toàn
Tin tức
21/02/2023
Nhựa là giải pháp bảo quản, chứa hàng hóa, thực phẩm phổ biến, quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nhựa có tính độc, kém an toàn với sức khỏe, nếu được sản xuất với vật liệu kém chất lượng. Bạn thường xuyên sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm, đã biết cách phân biệt các loại hộp nhựa hay chưa?
Hộp nhựa đựng thực phẩm thường có ký hiệu riêng, giúp người dùng nhận định sản phẩm. Cùng tìm hiểu với Vĩnh Phát qua bài viết dưới đây, để biết cách phân biệt chất liệu hộp nhựa và sử dụng chúng an toàn.
Phân biệt hộp nhựa thông qua các mã số ký hiệu và đặc điểm của chúng
Nhựa không chỉ có 1 loại, mà chúng được sản xuất và tổng hợp dưới nhiều dạng vật liệu, với công thức hóa học, thành phần khác nhau, tạo nên tính chất riêng. Hiện nay, hộp nhựa đựng thực phẩm được chia thành 7 nhóm chính, tương đương với 7 mã số:
Mã số 1 - Nhựa PET - Polyethylenetere
Nhựa PET được sử dụng nhiều để sản xuất vỏ chai nhựa, nước suối, ly cafe… Với thành phần chính là Polyethylenetere. Đặc điểm nhựa PET/PETE là tính trong suốt, chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C, chịu lạnh -90 độ C trong 2 phút.
Khi ở nhiệt độ thường, PET khá an toàn, không gây độc. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao từ 90 độ C trở lên, nhựa PET sẽ bị nóng chảy, phôi nhiễm sang thực phẩm, những nhóm chất kém an toàn.
Mã số 2 - HDPE - high-density polyethylene
Nhựa HDPE là quá trình tổng hợp của nhóm chất high-density polyethylene. Ứng dụng phổ biến của nhựa HDPE là sản xuất bình sữa, chai đựng nước, chai dầu ăn… Đặc điểm của nhựa HDPE là khả năng chịu nhiệt độ cao lên đến 110 độ C, sử dụng được trong lò vi sóng với công suất dưới 800w.
Đặc tính vật lý của nhựa HDPE là độ bền chịu lực cao, chịu va đập tốt, ít biến dạng, trơ về mặt hóa học, tính độc thấp. Loại nhựa HDPE được khuyến khíc sử dụng bảo quản thực phẩm.
Mã số 3 - PVC - Polyvinyl clorua
Nhựa polyvinyl clorua PVC được ứng dụng nhiều làm vật liệu xây dựng, áo mưa, màng bọc thực phẩm. Tuy nhiên, PVC chứa nhiều nhóm chất phtalates và bisphenol A, độc hại có thể gây ung thư. Khuyến cáo không sử dụng hộp nhựa PVC để trong lò vi sóng hoặc dựng thức ăn đã qua chế biến ở nhiệt độ cao.
Mã số 4 - LDPE - Low-density polyethylene
LDPE là loại nhựa cứng, có tính trơ về mặt hóa học, độ bền chịu lực cao. Loại nhựa này được sử dụng nhiều để sản xuất bao bì đựng thực phẩm, găng tay cao su, hộp mì ăn liền… Nhựa LDPE không chịu được nhiệt độ cao quá 90 độ C, đặc tính dễ vỡ, gãy.
Mã số 5 - PP - Polypropylene
Nhựa Polypropylene ký hiệu mã số 5 ở phía dưới mỗi đáy hộp, được sản xuất từ hạt nhựa nguyên sinh an toàn, không độc. Khả năng chịu nhiệt độ của PP khá cao từ 130-170 độ C, chịu lạnh tốt, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Nhựa PP được dùng nhiều để sản xuất hộp đựng cơm, thức ăn đã qua chế biến, đồ tươi sống… Với tính an toàn cao, chịu lực, chống nước tốt.
Mã số 6 - PS - Polystyrene
PS là dòng nhựa giá rẻ được sử dụng sản xuất hộp đựng thực phẩm dùng 1 lần: hốp xốp, cốc nhựa dùng 1 lần, bao bì, túi nilon… Nhựa PS chịu nhiệt tốt, nhưng không quá 70 độ C. Ở nhiệt độ quá cao, nhựa PS sẽ phôi nhiễm chất độc hại vào thức ăn.
Mã số 7 - PC - Polycarbonate
Nhựa PC có giá thành rẻ nhất trong các loại, với tính độc cao, không được khuyến khích để đựng thực phẩm. Chúng chuyên được dùng để sản xuất thùng đựng hóa chất, thùng đựng nước, hộp đựng sữa chua… Thành phần PC có chứa Bisphenol A (BPA) có tính độc cao, tăng nguy cơ gây ung thư ở con người.
Sử dụng hộp nhựa đựng thực phẩm như thế nào an toàn?
Khi đã biết cách nhận diện và phân biệt hộp nhựa đựng thực phẩm, người dùng sẽ có phương án sử dụng sản phẩm này an toàn. Lưu ý những điểm quan trọng sau khi dùng hộp nhựa đựng đựng thực phẩm:
- Ưu tiên chọn hộp nhựa mã số 1, 2, 4, 5 để đựng thực phẩm. Tránh xa các loại hộp nhựa số 3, 6, 7 do thành phần độc cao.
- Không nên dùng hộp nhựa đựng thức ăn có nhiệt độ cao hơn 70 độ C. Nên để nguội thức ăn mới cho vào hộp nhựa.
- Hộp nhựa cũ, lâu ngày bị xước, phai màu nên bỏ đi, không nên tái sử dụng nhiều lần.
- Không nên cho hộp nhựa vào lò vi sóng, lò nướng để làm nóng thực phẩm. Chỉ sử dụng hộp nhựa nguyên sinh để cho vào lò vi sóng.
- Không tái sử dụng hộp nhựa sử dụng 1 lần để đựng thực phẩm đã qua chế biến.
- Sử dụng đúng loại nhựa theo đúng khuyến cáo an toàn, chọn mua sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng.
Các sản phẩm hộp nhựa đa dạng, được phân loại theo 7 nhóm chính, và được đánh số từ 1 đến 7. Mỗi loại sẽ có đặc trưng, chất liệu khác nhau, người dùng cần hiểu rõ tính chất của từng loại, chọn hộp an toàn để sử dụng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu và phân biệt hộp nhựa đựng thực phẩm hiệu quả, sử dụng đúng cách.