Lưu ý gì khi dùng đồ nhựa đựng thức ăn và giải mã các ký hiệu trên hộp

Tin tức

22/02/2023

Bảo quản thức ăn bằng đồ dùng nhựa không còn quá xa lạ với người dùng Việt. Đồ nhựa đựng thức ăn hiện nay có nhiều loại, hình dáng và chất liệu khác nhau phục vụ mục đích sử dụng đa dạng của người dùng.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nhựa nào cũng an toàn, phù hợp để bảo quản thực phẩm. Nhà sản xuất có ghi ký hiệu trên hộp, cho phép người dùng đọc và hiểu để sử dụng sản phẩm đúng cách. Bạn đã biết cách đọc các ký hiệu trên hộp nhựa hay chưa? Cùng Vĩnh Phát tìm hiểu cách đọc mã ký hiệu trên hộp và dùng đồ nhựa đúng cách.

Lưu ý gì khi dùng đồ nhựa đựng thức ăn và giải mã các ký hiệu trên hộp

Ý nghĩa các ký hiệu trên hộp nhựa là gì?

Trên vỏ chai, hộp nhựa đựng thực phẩm đều có các ký hiệu được nhà sản xuất đánh dấu. Các ký hiệu này có ý nghĩa riêng, cho phép người dùng hiểu được bản chất hộp nhựa, nên sử dụng loại hộp này như thế nào? 

Ký hiệu hình tam giác và có số bên trong

Hình tam giác và có số bên trong sẽ là ký hiệu được sử dụng phổ biến nhất. Cùng giải mã các chữ số và hình tam giác có ý nghĩa gì?

  1. Hình tam giác có số 1 bên trong: Cho bạn biết đây là hộp nhựa được sản xuất từ hạt nhựa PETE hay PET nguyên sinh. Nhựa PET an toàn cho sức khỏe, có thể đựng và chứa thức ăn. Đặc điểm nhựa PET có thể chịu nhiệt độ lên đến 200 độ C, để ở nhiệt độ -90 độ C trong vòng 2 phút. Nhựa PET không dùng được trong lò vi sóng, khuyến cáo thay sau mỗi 3 tháng sử dụng.
  2. Hình tam giác và số 2 bên trong: Hộp nhựa được sản xuất từ nhựa HDPE, an toàn, được dùng để đựng nước, thực phẩm, sữa cho em bé. Đặc điểm nhựa số 2 là khả năng chịu nhiệt lên đến 110 độ C, có thể dùng trong lò vi sóng có công suất dưới 800w. 
  3. Hình tam giác và số 3 bên trong: Hộp nhựa được sản xuất từ nhựa PVC, không an toàn, hạn chế để bảo quản thực phẩm, thức ăn. Nhựa số 3 không thể sử dụng trong lò vi sóng.
  4. Hình tam giác và số 4 bên trong: Hộp được sản xuất từ nhựa LDPE, không nên sử dụng với lò vi sóng, bởi chúng dễ sinh chất độc hại.
  5. Hình tam giác và số 5 bên trong: Hộp được sản xuất từ nhựa PP, an toàn cho sức khỏe người dùng, có thể chịu nhiệt lên đến 160 độ C, bảo quản trong tủ lạnh, ngăn đông. Nhựa số 5 có thể sử dụng trong lò vi sóng, máy rửa chén…
  6. Hình tam giác và số 6 bên trong:  Hộp được làm từ nựa PS - nhựa xốp, không nên dùng bảo quản thực phẩm. Khi ở nhiệt độ cao, nhựa số 6 sẽ tiết ra chất độc gây ung thư.
  7. Hình tam giác có số 7 bên trong: Hộp được làm từ nhựa tổng hợp, tái chế, kém an toàn, không nên dùng để bảo quản thức ăn.

>>Xem thêm: Phân biệt các loại hộp nhựa đựng thực phẩm và cách sử dụng an toàn

Ký hiệu hình tam giác và có số bên trong

Các ký hiệu khác trên hộp nhựa

Ngoài ký hiệu hình tam giác có mũi tên và được đánh số, đồ nhựa còn có nhiều loại ký hiệu khác như:

  1. Ký hiệu hình bông tuyết: Hộp nhựa có thể sử dụng trong ngăn đông tủ lạnh, để bảo quản thực phẩm.
  2. Ký hiệu sóng và 2 chấm tròn: Hộp nhựa có thể sử dụng trong lò vi sóng.
  3. Ký hiệu ly và nĩa: Hộp nhựa an toàn khi sử dụng bảo quản thực phẩm.
  4. Ký hiệu 2 hình tròn như cái đĩa: Hộp nhựa có thể sử dụng trong máy rửa chén.
  5. Ký hiệu BPA free: Hộp nhựa an toàn, không chứa thành phần BPA gây ung thư.

Lưu ý khi dùng hộp nhựa đựng thức ăn đúng cách bạn đã biết

Hộp nhựa đựng thức ăn linh hoạt, phù hợp để sử dụng tại gia đình. Bạn cần lưu ý dùng hộp nhựa đúng cách, để bảo quản thực phẩm, an toàn, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ đồ gia dụng:

  1. Sử dụng đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất có in trên bao bì hộp. 
  2. Chọn hộp nhựa số 2, 4, 5 để bảo quản thực phẩm tươi sống hoặc thức ăn đã qua chế biến để bảo vệ sức khỏe.
  3. Nên để thức ăn nguội, hạ nhiệt trước khi cho vào hộp đựng nhựa. Không nên cho nước sối 90-100 độ C vào làm biến dạng, cong vênh nhựa.
  4. Không nên cọ hộp nhựa bằng búi cọ nồi hoặc vật sắc nhọn làm xước vật liệu. Đồng thời, sử dụng hóa chất an toàn, lành tính để vệ sinh hộp đựng thức ăn sau khi bảo quản.
  5. Hạn chế tối đa việc cho đồ nhựa vào lò vi sóng, lò nướng. Nhiệt độ cao sẽ khiến hộp nhựa chảy, và biến dạng.
  6. Hộp nhựa nên được thay mới sau 3-4 tháng sử dụng liên tục, đảm bảo hộp an toàn, sạch bảo quản thực phẩm.
  7. Không nên dùng đồ nhựa với thực phẩm cay nóng, có tính acid cao.

Lưu ý khi dùng hộp nhựa đựng thức ăn đúng cách bạn đã biết

Hộp nhựa có nhiều loại, giúp người dùng lựa chọn loại hộp đựng thức ăn phù hợp, an toàn cho sức khỏe. Trên vỏ hộp sẽ có các ký hiệu là giới hạn nhiệt độ được phép sử dụng, chất liệu nhựa sản xuất vỏ hộp, khuyến cáo từ nhà sản xuất. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn hiểu được các ký hiệu và biết cách dùng đồ nhựa đúng cách.

Bài viết liên quan

Phân biệt các loại hộp nhựa đựng thực phẩm và cách sử dụng an toàn

Phân biệt các loại hộp nhựa đựng thực phẩm và cách sử dụng an toàn

21/02/2023

Hộp nhựa đựng thực phẩm thường có ký hiệu riêng, giúp người dùng nhận định sản phẩm. Cùng tìm hiểu với Vĩnh Phát qua bài viết...

Xem chi tiết
Nhựa PET là gì? Đặc điểm và cách sử dụng nhựa PET an toàn bạn cần biết

Nhựa PET là gì? Đặc điểm và cách sử dụng nhựa PET an toàn bạn cần biết

20/02/2023

Nhựa PET khá quen thuộc, được sử dụng nhiều để chế tạo đồ đựng thực phẩm, đồ gia dụng… Vậy, bản chất nhựa PET là gì? Đặc điểm...

Xem chi tiết
Nhựa PP là gì? Ứng dụng và độ an toàn của sản phẩm nhựa PP

Nhựa PP là gì? Ứng dụng và độ an toàn của sản phẩm nhựa PP

10/02/2023

Nhựa PP được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống. Vậy, bản chất nhựa PP là gì? Độ an toàn của các sản phẩm nhựa PP và ứng dụng...

Xem chi tiết