BPA là gì? Mối nguy hiểm cho sức khỏe của những sản phẩm chứa BPA
Tin tức
27/02/2023
Nhựa tiện lợi, sở hữu nhiều đặc điểm có lợi, mang đến tính ứng dụng cao trong đời sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, trong nhựa có những thành phần độc hại, gia tăng nguy cơ gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý người dùng khi chọn mua sử dụng đồ dùng nhựa.
BPA là một thuật ngữ chỉ nhóm chất có trong nhựa, được đánh giá có thể gây độc cho cơ thể người. Vậy, BPA là gì? Sản phẩm chứa BPA thực sự có thể gây hại như thế nào cho sức khỏe người dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hợp chất BPA độc hại trong nhựa.
BPA là gì?
BPA là hợp chất hóa học có nhiều trong các đồ dùng cá nhân, đồ nhựa, đồ gia dụng được sử dụng hàng ngày. Tên hóa học của BPA là bisphenol A, có công thức (CH3)2C(C6H4OH)2. Đây là một chất rắn không màu, có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ, nhưng tan rất kém trong nước.
Hợp chất BPA được phát hiện từ năm 1890 và được dùng nhiều trong gia công nhựa từ những năm 1950. Ứng dụng của BPA được sử dụng nhiều để tổng hợp chất dẻo, sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa. Đặc trưng BPA giúp qua trình gia công nhựa hiệu quả hơn, bởi thành phần giúp gia công độ dẻo, chắc chắn của sản phẩm.
Ngày nay, BPA được dùng nhiều để sản xuất đồ hộp nhựa, bình sữa cho trẻ em, sản xuất nhựa epoxy, lớp bên trong của các hộp nhựa đựng thực phẩm… nhằm tăng khả năng chống chịu ăn mòn, chống oxy hóa.
Tác hại của BPA lên sức khỏe con người như thế nào?
BPA được ngày càng phổ biến để sản xuất đồ dùng nhựa, có tính ứng dụng cao trong đời sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, BPA không có lợi cho sức khỏe con người. Cụ thể, tác hại của hoạt chất BPA tác động lên cơ thể người:
- BPA có cấu trúc tương tự estrogen, nên chất này có khả năng bắt trước hormone này, liên kết với các thụ thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, phản ứng hóa sinh bên trong cơ thể. Đặc biệt BPA tác động mạnh và thay đổi chức năng tuyến giáp. Cơ thể con người nhạy cảm với sự thay đổi hormone. Do vậy, BPA có thể gây nhiều thay đổi về nội tiết tố, làm sai lệch chức năng của các bộ phận và quá trình sinh hóa của cơ thể người.
- BPA tăng nguy cơ vô sinh ở con người, ở cả nam và nữ. Nồng độ BPA cao tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ đang mang thai. Hoạt chất này còn tác động lên khả năng sinh hoạt tình dục của nam giới, giảm ham muốn.
- Hoạt chất BPA ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ bị phơi nhiễm BPA có thể khiến trẻ nhỏ sinh nhẹ cân, sinh non, ảnh hưởng đến phát triển bộ phận sinh dục của trẻ nhỏ. Trẻ nhiễm BPA tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng động, trầm cảm hoặc các vấn đề liên quan đến hành vi.
- Nghiên cứu cho thấy BPA liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 và các bệnh tim mạch. Hoạt chất này làm người bị phơi nhiễm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp.
- Thông kê cho thấy, những người bị béo phì thường có nồng độ BPA cao hơn 47% so với người bình thường.
Ngoài ra, BPA còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực như: Bệnh hen xuyễn, suy giảm hệ miễn dịch, giảm chức năng gan, mất khả năng liên kết các tế bào não…
>>Đọc thêm: Phân biệt các loại hộp nhựa đựng thực phẩm và cách sử dụng an toàn
Lưu ý chọn mua và sử dụng đồ dùng nhựa an toàn, non BPA
Nhiều đơn vị chọn sử dụng BPA để gia công nhựa, nhằm tăng tính dẻo, độ bền cứng của các đồ dùng này. Tuy nhiên, với những tác động tiêu cực của hoạt chất này, người dùng cần chọn sản phẩm an toàn, non BPA để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Lưu ý khi chọn đồ nhựa gia dụng sử dụng cho gia đình:
- Nên kiểm tra các ký hiệu trên đồ nhựa: Ưu tiên chọn sản phẩm có ký hiệu Non BPA/ Free BPA, nhựa số 2, 4 và 5 là những loại nhựa an toàn được khuyến khích sử dụng.
- Dấu hiệu nhựa không chứa BPA: Nhựa có màu đục hơn bình thường và có độ dẻo cao. Bởi, BPA là hoạt chất giúp tăng độ cứng, và làm nhựa trở nên trong suốt.
Một số lưu ý khi sử dụng đồ nhựa trong gia đình:
- Không nên uống nước nóng bằng cốc nhựa. Để thức ăn nguội trước khi cho vào hộp nhựa bảo quản.
- Sử dụng hóa chất vệ sinh hộp nhựa an toàn, không ăn mòn, hạn chế dùng cọ làm xước bề mặt hộp bảo quản.
- Chọn đồ chơi Free BPA cho trẻ nhỏ, giảm nguy cơ phơi nhiễm hoạt chất gây độc cho trẻ em.
- Không cho đồ nhựa vào lò vi sóng, lò nướng chỉ dùng nhựa PP nguyên sinh để hâm thức ăn trong lò vi sóng.
Đồ nhựa được sản xuất từ chất liệu khác nhau, công nghệ sản xuất khác sẽ tạo nên những đặc trưng lý hóa riêng. Hóa chất BPA sẽ xuất hiện trong quá trình gia công nhựa, do bổ sung một số dẫn xuất kém an toàn. Người dùng cần hiểu rõ bản chất của BPA, chúng có trong những loại nhựa nào? Để đánh giá và chọn mua nhựa an toàn bảo vệ sức khỏe bản thân cùng gia đình.